• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Email:
Ngày gửi:
05/11/2018
Lĩnh vực:
Bạn đọc đặt câu hỏi
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Tên: Đặng Thanh Tố Địa chỉ: 353 Nguyễn Thái Học, Quy Nhơn, Bình Định Nội dung: - Theo em được biết từ ngày 01/01/2018: Tiền lương của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do doanh nghiệp quy định là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. - Mức lương thấp nhất để tham gia BHXH,BHYT, BHTN (đã qua học nghề 7%) tại Quy Nhơn (vùng 3): 3.306.300. Vậy cho em hỏi, doanh nghiệp đóng bảo hiểm bắt buộc trên khoảng 3.500.000 trở lên có quy phạm không?

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
05/11/2018
File đính kèm:
Câu trả lời:

Căn cứ theo quy định của Luật BHXH năm 2014, từ ngày 1/1/2018, mức đóng BHXH bắt buộc sẽ gồm mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác. Trong đó, mức lương làm căn cứ đóng BHXH theo thang lương, bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng.

Các khoản bổ sung khác là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

Các khoản bổ sung khác không bao gồm: Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong HĐLĐ.

Tiền lương tháng đóng BHXH đối với người làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Một số trường hợp khác được quy định cụ thể, như: Công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Ngoài ra, doanh nghiệp phải xây dựng thang bảng lương đăng ký với cơ quan quản lý lao động để tổ chức thực hiện.

Vấn đề bạn hỏi, theo quy định tại Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 07/12/2017, quy định mức tiền lương tối thiểu vùng đối với vùng III là 3.090.000 đồng/tháng. Như vậy, người lao động đã qua đào tạo học nghề đóng BHXH với mức tiền lương tối thiểu là 3.306.300 đồng. Doanh nghiệp của bạn đang công tác cần xây dựng và đăng ký thang bảng lương với cơ quan quản lý lao động để làm cơ sở đóng BHXH đúng quy định.

Đặng Văn Lý (Trưởng phòng Quản lý thu BHXH tỉnh)