Ngành BHXH quyết tâm thực hiện hiệu quả mục tiêu tiết kiệm, chống lãng phí
16/04/2020 09:00 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
BHXH Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 584/QĐ-BHXH kèm theo Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020. Theo BHXH Việt Nam, mục tiêu của chương trình nhằm phát huy cao nhất mọi nguồn lực hoàn thành các mục tiêu về an sinh xã hội; thực hiện đồng bộ các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi lĩnh vực quản lý của Ngành.
7 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2020
Theo BHXH Việt Nam, việc xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020 là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2020, hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế-xã hội, tạo cơ sở để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2020 của Ngành.
Vì vậy, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2020 cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực BHXH (Nghị quyết số 21/NQ-TW, Nghị quyết số 28-NQ/TW, Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 23/7/2013, Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016. Tổ chức thực hiện tốt Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm, Luật ATVSLĐ, Luật Dược, Luật Đấu thầu. Kịp thời đánh giá, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, đề xuất các giải pháp triển khai hiệu quả chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
Tập trung thực hiện các giải pháp chống lãng phí trong sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; bảo đảm cân đối thu, chi; sử dụng hiệu quả và an toàn các quỹ. Tiếp tục mở rộng hệ thống đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trên toàn quốc; đẩy mạnh công tác thanh tra chuyên ngành, liên ngành; thực hiện quyết liệt các giải pháp để giảm nợ đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Giải quyết và chi trả kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
Tuân thủ các quy định của Luật NSNN, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam. Thực hiện đầu tư quỹ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, chú trọng hình thức đầu tư ít rủi ro, hiệu quả, an toàn cho quỹ.
Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn, quản lý, giám sát chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017.
Tiếp tục triển khai Đề án “Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam theo hướng nâng cao chất lượng, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị trong hệ thống BHXH phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu ứng dụng khoa học công nghệ. Thực hiện nghiêm việc tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ CCVC; tiết kiệm chi thường xuyên để cải cách chế độ tiền lương.
Tiếp tục thực hiện cải cách TTHC, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý các hoạt động nghiệp vụ của Ngành.
Công khai, xử lý nghiêm các vi phạm
Để thực hiện thành công mục tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, một số chỉ tiêu cụ thể đã được BHXH Việt Nam đạt ra trong năm 2020 như: Hoàn thành các chỉ tiêu dự toán năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao về thu, chi, phát triển đối tượng. Trong đó, phấn đấu đạt mục tiêu số người tham gia BHXH chiếm tỷ lệ 35% so với lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia BH thất nghiệp chiếm tỷ lệ 29,2% so với lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia BHYT đạt 90,9% dân số.
Thực hiện siết chặt kỷ luật tài khóa, thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên theo quy định; đảm bảo mục tiêu đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015, có 10% đơn vị tự chủ tài chính, giảm bình quân 10% chi trực tiếp của BHXH Việt Nam cho các đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2011-2015.
Trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, phấn đấu thực hiện tiết kiệm 10% tổng mức đầu tư theo Nghị quyết số 89/NQ-CP tại phiên họp thường kỳ tháng 9 ngày 10/10/2016 của Chính phủ. Tương tự, chỉ tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng được đặt ra trong quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý các quỹ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động.
Trong các giải pháp trên, BHXH Việt Nam nhấn mạnh yếu tố quan trọng là sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí của cả hệ thống; từ đó yêu cầu tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo tại các đơn vị. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản của Nhà nước có liên quan.
Theo BHXH Việt Nam, công tác tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sẽ cần tập trung vào một số lĩnh vực quan trọng như: Quản lý thu, giảm nợ đọng; thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; chi trả các chế độ BHXH, BH thất nghiệp; quản lý, sử dụng chi phí quản lý BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; quản lý, sử dụng vốn đầu tư phát triển; quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ, tài sản công; quản lý và đầu tư các quỹ bảo hiểm; quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động.
BHXH Việt Nam cũng yêu cầu đẩy mạnh cải cách TTHC và ứng dụng CNTT. Đặc biệt, đẩy mạnh thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kiểm tra, kiểm toán, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm có liên quan, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra lãng phí...
Thái An (Báo BHXH)
Tham gia BHXH để tuổi già anh nhàn
TỌA ĐÀM VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH ...
Phóng sự “Hối hận khi rút BHXH một lần, tuổi già ...
Hướng dẫn đăng nhập VssID bằng tài khoản định ...
Hình ảnh hoạt động