Công thức điều chỉnh tiền lương tháng và thu nhập tháng đã đóng BHXH
07/02/2020 05:00 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đối tượng, điều chỉnh tiền lương tháng và thu nhập tháng đã đóng BHXH là những nội dung được quy định tại Thông tư số 35/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc Quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/02/2020, các quy định tại Thông tư áp dụng từ ngày 01/01/2020.
(Ảnh minh họa)
Thông tư số 35/2019/TT-BLĐTBXH quy định, đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH bao gồm:
Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 trở đi, hưởng BHXH 01 lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 01 lần trong thời gian từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2020; Người lao động BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp 01 khi nghỉ hưu, BHXH 01 lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 01 lần trong thời gian từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2020.
Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP: Người tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp 01 lần khi nghỉ hưu, BHXH 01 lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 01 lần trong thời gian từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2020.
Tiền lương tháng đã đóng BHXH đối với đối tượng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP điều chỉnh theo công thức:
Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng
Trong đó, trước năm 1995, mức điều chỉnh là 4,85; năm 1995, mức điều chỉnh là 4,12; năm 2000, mức điều chỉnh là 3,41; năm 2005, mức điều chỉnh là 2,73; năm 2010, mức điều chỉnh là 1,64; năm 2016, mức điều chỉnh là 1,10; năm 2019 và năm 2020 là 1,00.
Trường hợp người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01/01/2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo mức trên.
Thu nhập tháng đã đóng BHXH đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP điều chỉnh theo công thức:
Thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm = Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng
Trong đó, trước năm 2008, mức điều chỉnh là 1,91; 2010, mức điều chỉnh là 1,64; năm 2015, mức điều chỉnh là 1,13; năm 2019 và năm 2020 là 1,00.
Trường hợp người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện thì thu nhập tháng đã đóng BHXH tự nguyện được điều chỉnh theo quy định trên; tiền lương tháng đã đóng BHXH bắt buộc được điều chỉnh theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này. Mức bình quân tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp 01 lần khi nghỉ hưu, BHXH 01 lần và trợ cấp tuất 01 lần được tính theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.
Tải Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH tại đây
Thành NS (Tạp chí BHXH)
Tham gia BHXH để tuổi già anh nhàn
TỌA ĐÀM VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH ...
Phóng sự “Hối hận khi rút BHXH một lần, tuổi già ...
Hướng dẫn đăng nhập VssID bằng tài khoản định ...
Hình ảnh hoạt động