Hướng đến chuyên nghiệp, hiện đại
13/01/2020 07:25 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Những năm qua, BHXH Việt Nam không ngừng đẩy mạnh cải cách TTHC và ứng dụng CNTT, hướng tới sự hài lòng của người dân và DN. Đặc biệt, khi Chính phủ phê duyệt Đề án “Cải cách TTHC, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đẩy mạnh xây dựng CSDL quốc gia về BHXH, bảo đảm tính kết nối, chia sẻ dữ liệu với CSDL quốc gia có liên quan”, ngành BHXH tiếp tục là cơ quan đi đầu trong thực hiện mục tiêu Chính phủ điện tử.
Đi trước, đón đầu
Với số đối tượng phục vụ lớn (trên 85,636 triệu người tham gia BHYT; trên 15,72 triệu người tham gia BHXH bắt buộc; gần 600.000 người tham gia BHXH tự nguyện), trong những năm qua, BHXH Việt Nam đã ưu tiên nhiều nguồn lực đầu tư ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý và nghiệp vụ, nhằm xây dựng ngành BHXH hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới sự hài lòng của người dân và DN.
Khai trương CSDL chuyên ngành BHXH và kết nối với hệ thống thông tin quản lý hộ tịch
Từ năm 2009 đến cuối năm 2018, BHXH Việt Nam đã cắt giảm, đơn giản hóa khoảng 90% số lượng TTHC (từ 263 xuống còn 28 thủ tục); giảm khoảng 60% thời gian thực hiện thủ tục theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (từ 335 giờ xuống còn 147 giờ); giao dịch điện tử với các đơn vị tham gia BHXH đạt trên 90%; tin học hóa hầu hết các lĩnh vực, nghiệp vụ chính của Ngành; phát triển hệ thống phần mềm nghiệp vụ làm cơ sở xây dựng hệ thống CSDL quốc gia về bảo hiểm... Những kết quả đó đã nâng cao chất lượng dịch vụ công của Ngành, tạo thuận lợi cho các DN cũng như thu hút DN có vốn đầu tư nước ngoài… Những nỗ lực cải cách TTHC và ứng dụng CNTT của Ngành đã được cộng đồng DN và các tổ chức chuyên ngành trong, ngoài nước đánh giá cao.
Theo đánh giá, xếp hạng của các tổ chức quốc tế, môi trường kinh doanh năm 2018 của Việt Nam được cải thiện 13 bậc so với năm 2016 (trong đó chỉ số nộp thuế và BHXH tăng 36 bậc). Hiện đã có 19 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và hơn 34,78 triệu hồ sơ điện tử giao dịch phát sinh trên hệ thống với tỉ lệ hồ sơ được giải quyết đúng hạn đạt 98,9%. CSDL quốc gia của Ngành đang quản lý thông tin của hơn 94 triệu người dân, với 6 trường thông tin cơ bản, trong đó có 82 triệu hồ sơ của người tham gia BHYT. CSDL này sẵn sàng tiến tới tích hợp, đồng bộ hoá với CSDL dân cư quốc gia… Với những nỗ lực đó, BHXH Việt Nam được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu trong cải cách TTHC, ứng dụng CNTT và xây dựng CSDL quốc gia về BHXH.
Đánh giá cao sự tiện lợi mà ngành BHXH mang lại, đại diện Công ty Haivina Kim Liên (Nghệ An) cho rằng, chính điều này đã giúp Công ty tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại mà vẫn đảm bảo giải quyết công việc với độ chính xác cao. Điều Công ty tâm đắc nhất là độ chính xác, minh bạch trong quản lý, bởi khi nhập dữ liệu chỉ cần sai sót một thông tin là hệ thống sẽ báo lỗi ngay. “Chỉ sau vài tiếng gửi dữ liệu, nếu có sai sót, DN sẽ nhận được phản hồi từ Phòng Chế độ BHXH hướng dẫn cụ thể cách giải quyết; sau đó sẽ có thư điện tử hẹn ngày trả kết quả. Hệ thống này như một thư viện dữ liệu nhỏ, chỉ cần một cú nhấp chuột là mọi thông tin liên quan đến quá trình tham gia và hưởng chế độ BHXH của NLĐ đều được hiển thị”- đại diện Công ty Haivina nói.
Trong khi đó, theo BHXH Việt Nam, phương thức giao dịch điện tử và qua hệ thống Bưu điện đã giúp giảm 16 giờ đi lại, chờ đợi trong việc làm thủ tục tại cơ quan BHXH cho 1 đơn vị trong 1 năm. Với khoảng 200.000 DN tham gia BHXH, số thời gian đi lại, chờ đợi tiết kiệm được lên tới hơn 3 triệu giờ/năm. Ngoài ra, văn hóa ứng xử và phong cách phục vụ của CCVC ngành BHXH đã chuyển biến tích cực theo mục tiêu phục vụ người tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT. Với những cải cách trên, ngành BHXH đã giảm bớt công việc của DN và tăng thêm trách nhiệm tương ứng cho cơ quan BHXH trong việc thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT; giảm trách nhiệm, công việc của DN trong việc nhận hồ sơ, xét duyệt hồ sơ và chi trả chế độ ốm đau thai sản; bãi bỏ trách nhiệm của DN trong việc quản lý sổ BHXH và cập nhật quá trình tham gia BHXH. Đây là bước cải cách căn bản giải phóng sức lao động và chi phí cho DN; tạo điều kiện cho NLĐ theo dõi kết quả đóng BHXH của mình và kiểm soát trách nhiệm đóng của người SDLĐ.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách
Cùng với việc cải cách TTHC, BHXH Việt Nam còn tập trung xây dựng, đưa vào sử dụng hệ thống phần mềm nghiệp vụ với mục tiêu tin học hoá toàn diện hoạt động nghiệp vụ nhằm công khai, minh bạch hoạt động của ngành trên môi trường mạng. Từ đó, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả phục vụ người dân và đơn vị SDLĐ.
Hệ thống CNTT của BHXH Việt Nam phát huy hiệu quả cao
Còn theo đánh giá của Ban Thực hiện chính sách BHXH, thời gian qua, ngành BHXH đã xây dựng nhiều quy trình thuận tiện cho NLĐ; tiến hành cắt giảm các TTHC xuống chỉ còn 28 TTHC cho toàn bộ các lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Điều này đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian cho người dân khi giao tiếp với cơ quan BHXH. Ngành BHXH cũng tích cực ứng dụng CNTT trong quản lý bằng việc liên thông CSDL giữa các tỉnh; người dân chỉ cần đến làm việc tại cơ quan BHXH gần nhất mà vẫn truy xuất được dữ liệu của mình. Bên cạnh đó, còn áp dụng phương thức chi trả linh hoạt, người thụ hưởng BHXH có thể lựa chọn nhận tiền mặt tại cơ quan BHXH hay qua tài khoản ngân hàng hoặc qua người SDLĐ...
Theo ông Nguyễn Hoàng Phương- Phó Giám đốc Trung tâm CNTT, CSDL quốc gia về an sinh xã hội có mối quan hệ mật thiết với CSDL quốc gia về bảo hiểm. Trong đó, 6 trụ cột mà CSDL quốc gia về an sinh xã hội hướng tới thì CSDL quốc gia về bảo hiểm đã chứa 3 trụ cột là BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. CSDL quốc gia về bảo hiểm là CSDL sơ cấp quan trọng giúp cung cấp thông tin đầu vào cho CSDL quốc gia về an sinh xã hội.
Cũng theo ông Phương, CSDL quốc gia có liên quan phải lấy người dân làm trung tâm, hướng tới mục tiêu là sự hài lòng của cá nhân, tổ chức. CSDL quốc gia về bảo hiểm có vai trò tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, thông qua cung cấp các dịch vụ dữ liệu dùng chung cho các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước, để kết nối khai thác, sử dụng, phục vụ mục tiêu CCHC và đơn giản hóa TTHC cho người dân và DN.
Hiện nay, BHXH Việt Nam vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC thông qua việc tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đơn giản hoá các hồ sơ, quy trình, TTHC gắn liền với việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT và kết nối, khai thác các CSDL của các bộ, ngành. BHXH Việt Nam sẽ đẩy mạnh thanh toán điện tử và đảm bảo các điều kiện để thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4. Trong đó, xây dựng hệ thống thu nộp, chi trả BHXH điện tử trên nền tảng áp dụng phương thức thanh toán điện tử trực tuyến theo hướng tự động hoá, góp phần tăng tốc độ xử lý giao dịch, hiện đại hoá công tác thanh toán của Ngành. Các ứng dụng trên nền tảng di động sẽ cho phép các cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch với cơ quan BHXH.
Trên tinh thần đổi mới sáng tạo đó, BHXH Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 sẽ hoàn thành việc xây dựng và vận hành CSDL điện tử về quản lý BHXH liên thông, hiện đại với công nghệ mới nhất. Mục tiêu này chắc chắn sẽ tạo ra một diện mạo mới cho ngành BHXH trong việc quản lý, cung cấp dịch vụ theo hướng tập trung, nhanh chóng, chính xác; hướng tới sự hài lòng của người dân và DN, thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội bền vững.
Nguyệt Hà (Báo BHXH)
Tham gia BHXH để tuổi già anh nhàn
TỌA ĐÀM VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH ...
Phóng sự “Hối hận khi rút BHXH một lần, tuổi già ...
Hướng dẫn đăng nhập VssID bằng tài khoản định ...
Hình ảnh hoạt động