Tìm giải pháp nâng tỷ lệ lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện
14/06/2023 11:33 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Vừa qua, tại TP.HCM, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án ASXH Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề Hiến kế mở rộng diện bao phủ BHXH với lao động phi chính thức, nhằm tìm giải pháp nâng tỷ lệ lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện.
Theo báo cáo nghiên cứu Quyền ASXH của lao động nữ di cư ở Việt Nam do Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) và Quỹ Hỗ trợ Chương trình, dự án ASXH Việt Nam thực hiện vào tháng 11/2018 cho thấy, có 97,9% lao động phi chính thức ở Việt Nam không có BHXH; đến năm 2021 con số này vẫn chiếm tới 97,8%.
Đại diện DN nêu ý kiến tại Tọa đàm
Ông Tạ Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ các Chương trình, dự án ASXH Việt Nam cho biết trong tổng số gần 18 triệu lao động phi chính thức nhưng chỉ có 0,2% được đóng BHXH bắt buộc, 1,9% đóng BHXH tự nguyện, còn lại 97,9% không tham gia loại bảo hiểm nào. Điều này dẫn đến tình trạng “lọt lưới an sinh”, phần lớn lao động phi chính thức không được hưởng đầy đủ các chính sách, chế độ ASXH cơ bản như BHXH, BH thất nghiệp, BH TNLĐ-BNN, chế độ thai sản. Trong khi đó, lao động khu vực này đang giữ vị trí, vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập...
Ở góc độ cơ quan quản lý lao động, ông Phạm Anh Thắng- Phó chánh Văn phòng Bộ LĐ-TB&XH khẳng định lao động phi chính thức là loại hình lao động tồn tại từ rất lâu và có vai trò không thể tách rời trong cơ cấu của quan hệ lao động. Thực tế, lực lượng lao động phi chính thức đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, nhất là ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, đa số lao động phi chính thức không có HĐLĐ hoặc chỉ bằng hợp đồng miệng. Với thực tế này, lao động phi chính thức sẽ phải đối mặt với tình trạng không bảo đảm về việc làm, yếu thế trong thỏa thuận tiền lương, không được hưởng các chế độ phúc lợi và không được bảo đảm đầy đủ các điều kiện lao động.
Ông Phạm Anh Thắng chia sẻ tại Tọa đàm
Theo ông Phạm Anh Thắng, để thu hút tham gia BHXH tự nguyện cần phải có giải pháp truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của NLĐ khu vực phi chính thức. Cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, khuyến khích chủ SDLĐ ký kết hợp đồng lao động với NLĐ; bổ sung hình thức thụ hưởng với BHXH tự nguyện vào Luật BHXH, chẳng hạn bổ sung thêm chính sách thai sản với người tham gia BHXH tự nguyện… Ngoài ra, tăng cường giám sát thực hiện việc đóng BHXH tại đơn vị, doanh nghiệp; đồng thời phải tăng cường đào tạo tay nghề, để NLĐ tham gia thị trường lao động bền vững.
Theo ông Trần Dũng Hà- Phó Giám đốc BHXH TP.HCM, đến tháng 5/2023, tổng số lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn TP.HCM là khoảng 2,5 triệu người. Trong khi đó, số người tham gia BHXH tự nguyện chỉ 31.000 người. Lý do khiến nhiều lao động khu vực phi chính thức chưa đến với BHXH tự nguyện là thời gian đóng BHXH kéo dài; nhiều người chưa nhận thức được ý nghĩa khi tham gia BHXH tự nguyện. Vì vậy, để nâng cao người tham gia BHXH tự nguyện, cần kết hợp nhiều yếu tố như chính sách, thu nhập và nhận thức.
Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam
Tham gia BHXH để tuổi già anh nhàn
TỌA ĐÀM VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH ...
Phóng sự “Hối hận khi rút BHXH một lần, tuổi già ...
Hình ảnh hoạt động