• HỎI ĐÁP
Người gửi:
Email:
Ngày gửi:
31/07/2019
Lĩnh vực:
Bạn đọc đặt câu hỏi
Trạng thái:
Đã trả lời
Nội dung câu hỏi:

Email: dinhhatrieu@gmail.com Tên: Đinh Hà Triều Địa chỉ: Hanh Quang- Phước Lộc- Tuy Phước- Bình Định Điện thoại: 0389343962 Nội dung: Họ và tên: Đinh Hà Triều Sinh ngày 20/10/1961            CMND: 211604849          Điện thoại 0389343962 Đơn vị công tác hiện nay: Trường THPT Xuân Diệu                  Mã số BHXH: 370600395 Chỗ ở : Thôn Hanh Quang, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định -       Nhập ngũ: Tháng 3 năm 1981              Phục viên: 4/1985 -       Đơn vị quân đội ra quyết định chuyển ngành: tháng 10/ 1985- Nhập học ĐHSPQN: 10/1985 -       Tốt nghiệp ĐHSP QN: 8/1989 (Những thông tin này có đầy đủ giấy tờ chứng minh, đã nộp BHXH huyện Tuy Phước) -       Dạy tại THPT Xuân Diệu từ tháng 10/1996 đến nay và còn tiếp tục Tháng 7-2019, tôi làm hồ sơ xin cộng nối thời gian đi bộ đội (4 năm 2 tháng)+ Thời gian chờ chuyển ngành (5 tháng) + Thời gian học ĐHSPQN (3 năm 11 tháng) = 8 năm 6 tháng vào sổ BHXH  (Theo Điều 2 Quyết định số 281/CP ngày 1/9/1980 của Hội đồng Chính phủ - Quân nhân sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong quân đội, về địa phương chưa quá 6 tháng (kể từ ngày được đơn vị quân đội ký quyết định cho phục viên hoặc xuất ngũ), nếu được tuyển dụng vào các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước hoặc thi đỗ vào các trường đào tạo tập trung, thì được hưởng chính sách như những quân nhân được chuyển thẳng từ đơn vị quân đội vào cơ quan xí nghiệp hoặc trường học và thôi hưởng trợ cấp phục viên (nếu có).) Nhưng BHXH huyện Tuy Phước chỉ cộng nối cho tôi thời gian đi bộ đội (4 năm 2 tháng) thôi, không cộng thời gian chờ chuyển ngành (05 tháng)+ thời gian học ĐH (3 năm 11 tháng) = 4 năm 4 tháng.         BHXH viện dẫn Công văn Số: 5691/BHXH-CSXH ngày 20 tháng 12 năm 2010 V/v: hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (Khoản 2. Người có thời gian phục vụ trong quân đội, đã phục viên xuất ngũ trước ngày 15/12/1993, sau đó được đổi quyết định chuyển ngành đi học theo đúng thời hạn quy định (không quá 6 tháng) tại quyết định số 281/CP ngày 01/9/1980 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) và sau khi học xong được tiếp tục làm việc trong cơ quan, xí nghiệp Nhà nước thì thời gian công tác trong quân đội, thời gian phục viên xuất ngũ về địa phương, thời gian đi học (trước ngày 01/01/1995) được cộng với thời gian làm việc có đóng BHXH sau khi học xong để hưởng BHXH.)           BHXH Tuy Phước cho rằng sau khi Tốt nghiệp ĐHSP tôi không tiếp tục công tác trong đơn vị nhà nước nên không được cộng.         Tôi nhận thấy: cách hiểu nội dung “sau khi học xong được tiếp tục làm việc trong cơ quan, xí nghiệp Nhà nước” của BHXH Tuy Phước là chưa thỏa đáng; làm thiệt thòi quyền lợi cho tôi. -       Thứ nhất: Câu ấy cũng không nói rõ về trường hợp có gián đoạn giữa thời điểm Tốt nghiệp ĐH và thời điểm làm việc trong cơ quan, xí nghiệp nhà nước. -       Thứ hai: Thời điểm 1989, ngành GD-ĐT tỉnh Bình Định nói riêng, cả nước nói chung sụt giảm số HS, ngành giảm biên chế rất mạnh, nên người mới ra trường hầu hết không được tiếp nhận. -       Thứ ba: Từ năm 1996, tôi đã làm việc tại trường THPT Xuân Diệu đến nay đã 23 năm và còn tiếp tục. Như vậy, trường hợp của tôi cũng có thể đáp ứng tiêu chuẩn: “được tiếp tục làm việc trong cơ quan, xí nghiệp Nhà nước”  của Công văn Số: 5691/BHXH-CSXH Kính mong, BHXH xem xét cho tôi. …………………….. Ghi chú: Tra cứu thông tin, tôi thấy trường hợp của tôi rất giống trường hợp anh Lê Văn Thuấn dưới đây (Được rất nhiều trang web đăng tải), trong đó câu trả lời đều từ BHXH Việt Nam. Nhưng cách giải quyết lại rất khác nhau. Dưới đây là câu hỏi và trả lời cho trường hợp ông Lê Văn Thuấn: Chi tiết câu hỏi: Tôi đi bộ đội tháng 8/1983 tại quân Đoàn 1, ngày 23/9/1986  được chuyển về trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội học. Thủ tục chuyển ngành của Quân đoàn 1 bao gồm: Quyết định và Giấy thôi trả lương (Giấy thôi trả lương có nôi dung sau: Quyết định ngày 23/9/1986, xuất ngũ về trường Kiến trúc Hà Nội với mức lương là 276.44 đồng. Đơn vị thanh toán lương đến hết 30/9/1986, ngoài ra không có chế độ gì. Giấy thôi trả lương: Chuyển ngành về trường đại học Kiến trúc Hà nội với mức lương 276,44 đồng. Đề nghị đơn vị mới cấp tiếp từ 1/10/1986). Năm 1991 tôi ra trường, năm 1993 làm việc tại doanh nghiệp nhà nước cho đến nay do sức khỏe yếu nên xin nghỉ chế độ. Vậy, khi nghỉ chế độ, tôi có được tính thời gian học tại trường Đại học Kiến trúc và thời gian chờ việc là thời gian công tác liên tục để hưởng chế độ BHXH không? Lê Văn Thuấn BHXH Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:         Tại Điều 2 Quyết định số 281/CP ngày 1/9/1980 của Hội đồng Chính phủ quy định: Quân nhân sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong quân đội, về địa phương chưa quá 6 tháng (kể từ ngày được đơn vị quân đội ký quyết định cho phục viên hoặc xuất ngũ), nếu được tuyển dụng vào các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước hoặc thi đỗ vào các trường đào tạo tập trung, thì được hưởng chính sách như những quân nhân được chuyển thẳng từ đơn vị quân đội vào cơ quan xí nghiệp hoặc trường học và thôi hưởng trợ cấp phục viên (nếu có). Theo nội dung ông trình bày, tại Quyết định ngày 23/9/1986 thể hiện ông được xuất ngũ về Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, nếu trong quá trình đi học ông không vi phạm kỷ luật ảnh hưởng đến việc gián đoạn thời gian học tập và thời gian công tác trong quân đội chưa được hưởng chế độ trợ cấp 1 lần thì thời gian ông phục vụ trong quân đội, thời gian đi học tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội được tính là thời gian đã đóng BHXH, thời gian nghỉ chờ việc từ năm 1991 đến năm 1993 của ông chưa có căn cứ để tính là thời gian đã đóng BHXH. Để có căn cứ trả lời cụ thể, đề nghị ông cung cấp hồ sơ cho cơ quan đơn vị để cung cấp cho cơ quan BHXH địa phương xem xét, trả lời. Trả lời bởi Bảo hiểm xã hội Ngày 12/05/2017 Những trang web có đăng tải nội dung này: https://www.vinhphuc.gov.vn/ct/module/hoidap/Lists/DanhSachCauHoi/View_Detail.aspx?ItemID=1427# http://chinhsachonline.chinhphu.vn/Chi-tiet-cau-hoi/Thoi-gian-trong-quan-ngu-va-di-hoc-co-duoc-tinh-dong-BHXH/13165.vgp http://baodansinh.vn/thoi-gian-trong-quan-ngu-va-di-hoc-co-duoc-tinh-dong-bhxh-d57365.html Bảng so sánh sau:   Phương diện     Lê Văn Thuấn & Đinh Hà Triều   Giống nhau   Nhập ngũ        8/1983 - 3/1981 trước ngày 15/12/1993 Phục viên xuất ngũ:     9/1986 - 4/1985  Chuyển ngành thẳng vào ĐH:      9/1986  10/1985 Trong phạm vi 6 tháng Ra trường:      1991    1989    Đúng hạn Làm việc sau khi ra trường:     1993 (Gián đoạn 2 năm)         1996 (gián đoạn 7 năm) Có gián đoạn kể ngày ra trường Cơ quan làm việc có đóng BHXH bắt buộc doanh nghiệp nhà nước   Trường THPT XUÂN DIỆU (đúng chuyên ngành đào tạo đến nay được 23 năm và đangtiếp tục công tác.        Khác nhau:      BHXH Việt Nam trả lời: “thời gian công tác trong quân đội chưa được hưởng chế độ trợ cấp 1 lần thì thời gian ông phục vụ trong quân đội, thời gian đi học tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội được tính là thời gian đã đóng BHXH” BHXH Tuy Phước chỉ cộng thời gian đi bộ đội= 4 năm 2 tháng. Không cộng thời gian chờ chuyển ngành và học ĐHSP chính quy.  

Trả lời bởi:
Ngày trả lời:
31/07/2019
File đính kèm:
Câu trả lời:

Nội dung ông Đinh Hà Triều hỏi về thời gian công tác trước ngày 01/01/1995 để hưởng BHXH, cụ thể:

          +Thời gian công tác trong quân đội: từ tháng 3 năm 1981 đến tháng 4/1985;

          + Đơn vị quân đội ra quyết định chuyển ngành đi học tháng 10/ 1985;

          + Nhập học Đại học sư phạm Quy Nhơn từ 10/1985- 8/1989;

          + Thời gian từ tháng 9/1989 đến tháng 12/1994 không rõ công tác ở đâu?

          Điều 2, Quyết định số 281/CP ngày 1/9/1980 của Hội đồng Chính phủ quy định: Quân nhân sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong quân đội, về địa phương chưa quá 6 tháng (kể từ ngày được đơn vị quân đội ký quyết định cho phục viên hoặc xuất ngũ), nếu được tuyển dụng vào các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước hoặc thi đỗ vào các trường đào tạo tập trung, thì được hưởng chính sách như những quân nhân được chuyển thẳng từ đơn vị quân đội vào cơ quan xí nghiệp hoặc trường học và thôi hưởng trợ cấp phục viên (nếu có);

          Công văn số 2425/LĐTBXH-BHXH ngày 25/7/2011 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc tính thời gian công tác đối với quân nhân chuyển ngành đi học: “Những quân nhân chuyển ngành đi học các trường lớp bổ túc chính trị, văn hóa, kỹ thuật, nghiệp vụ các trường đại học, trung sơ cấp và bổ túc văn hóa công nông được hưởng các quyền lợi BHXH phúc lợi tập thể… như cán bộ, công nhân, viên chức trong biên chế đi học đã được quy định trong Thông tư số 287/TTg ngày 21/11/1960 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 70-NV/CB ngày 16/12/1960 của Bộ Nội vụ;

          Thông tư số 12/LĐ-TT ngày 20.11.1974 của Bộ Lao động (nay là Bộ LĐTB&XH) hướng dẫn thi hành chính sách đối với quân nhân chuyển ngành sửa đổi theo quyết định 178/CP ngày 20.4.1974 của Hội đồng Chính phủ: Đối với quân nhân chuyển thẳng đi học, sau khi học xong ra trường nhận công tác thì được xếp lương mới theo chức vụ được giao và cấp bậc đã đào tạo, căn cứ vào tiêu chuẩn, nguyên tắc xếp lương chung như đối với mọi cán bộ công nhân, viên chức khác;

          Theo các quy định nêu trên, thì ông Đinh Hà Triều là quân nhân chuyển ngành đi học được hưởng các quyền lợi BHXH phúc lợi tập thể… như cán bộ, công nhân, viên chức trong biên chế đi học đã được quy định trong Thông tư số 287/TTg ngày 21/11/1960 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 70-NV/CB ngày 16/12/1960 của Bộ Nội vụ.

          Đề nghị ông cung cấp hồ sơ gồm: Giấy giới thiệu hoặc Quyết định phân công tác của trường Đại học sư phạm Quy Nhơn về ngành giáo dục công tác sau khi tốt nghiệp tháng 10/1989 cho cơ quan BHXH huyện Tuy Phước để tính thời gian công tác đối với quân nhân chuyển ngành đi học;

          Trường hợp sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm Quy Nhơn, ông không được tiếp nhận, phân công công tác, thì trường hợp của ông có thời gian công tác gián đoạn trước ngày 01/01/1995 quy định tại điểm b khoản 2 Điều 23, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, ngày 11/11/2015 quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc của Chính phủ. Việc tính thời gian công tác đối với người lao đông có thời gian gián đoạn trước ngày 01/01/1995 quy định tại Điều 34, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc./.